Smax

Làm thế nào để phân tích hiệu suất Chatbot trong kinh doanh

6 tháng đầu năm 2023 có đến 90% doanh nghiệp tin tưởng sử dụng Chatbot nhằm hỗ trợ kinh doanh Online trên Facebook Messenger. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách phân tích hiệu suất Chatbot. Từ đó để đánh giá mức độ hiệu quả của Chatbot trong quá trình sử dụng.

Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ!

Thông thường doanh nghiệp muốn phân tích hiệu suất Chatbot trong kinh doanh thường dựa vào 4 bước, cụ thể:

1. Xác định khách hàng đến từ đâu

Là một trong những tính năng ưu việt mà Chatbot mang đến đó chính là phân luồng nguồn khách hàng. Bạn có thể xác định chính xác khách hàng đến từ luồng nào: Facebook Ads, Website, Landing hay Youtube… Tất cả những số liệu trên sẽ cho bạn cái nhìn khách quan về chiến dịch bạn đang thực hiện. Từ đó sẽ giúp bạn xác định được tỉ lệ người tiếp cận và chi phí qua các kênh và đâu là luồng hiệu quả nhất.

Khi xác định được những số liệu trên, việc tập trung đổ ngân sách và tối ưu những nguồn đang mang đến lượng khách chất lượng. Từ đó, Chatbot sẽ hoạt động hiệu quả hơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí.

2. Đâu là luồng chuyển đổi không hiệu quả

Không chỉ dựa vào lượng tương tác với Bot nghĩa là Chatbot của bạn đang hoạt động hiệu quả. Lượng khách dồi dào nhưng tỉ lệ chốt đơn thấp cũng khiến cho chiến dịch của bạn đang bị đánh giá là không hiệu quả.

Nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng, bạn cần phải tối ưu kịch bản Chatbot. Báo cáo số liệu về kịch bản Chatbot sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn và làm thế nào để tối ưu kịch bản. Việc tối ưu kịch bản càng sớm sẽ giúp cho Chatbot hoạt động hiệu quả hơn bao giờ hết.

Theo kinh nghiệm tư vấn đến từ Smax, nếu như vấn đề của khách hàng không được giải quyết từ 3 – 5 Click thì tỉ lệ chốt đơn sẽ rất thấp, việc phát sinh đơn hàng rất khó xảy ra. 

3. Tạo mối quan hệ sâu rộng theo từng nhóm khách hàng

Với mỗi từng khách hàng họ đều có những nhu cầu riêng và mong muốn được giải quyết một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là làm thế nào để có thể tiếp cận đúng – trúng với nhu cầu của khách hàng.

Thông thường, khách hàng tiếp cận với Chatbot sẽ bao gồm các nhóm:

  • Khách hàng cần tư vấn
  • Khách hàng phát sinh đơn đầu tiên
  • Khách hàng tái mua sản phẩm
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều lần
  • Khách hàng trung thành

Theo đó, với từng nhóm khách hàng bạn cần có những kịch bản phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ. Đặc biệt, Chatbot phải mang tính “người”, chuyên nghiệp và hiếu khách để tạo mối quan hệ sâu rộng với khách hàng. 

4. Remarketing 0Đ cùng Chatbot

Không phải khách hàng nào Inbox tới Fanpage đều có thể chốt đơn thành công. Vì vậy, việc remarketing để nhắc nhớ thương hiệu, sản phẩm hay gửi chương trình ưu đãi tới khách hàng là hoàn toàn cần thiết. Việc remarketing không chỉ giúp lan tỏa thương hiệu mà còn giúp tỉ lệ chốt đơn tự nhiên tăng cao. 

Một chiến dịch Remarketing hiệu quả bạn cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng, mục tiêu chiến dịch bạn muốn thực hiện.

Ví dụ:

  • Với khách hàng mới: Chương trình khuyến mãi hay Voucher miễn phí luôn là điều kiện kích thích khách hàng phát sinh đơn
  • Với khách hàng cũ: Quà tri ân, tin nhắn chúc mừng sinh nhật… không chỉ giúp khách hàng nhớ về thương hiệu mà còn mang đến cảm giác được trân trọng…

Dù là với bất cứ mục tiêu nào, việc hoạch định rõ ràng kế hoạch Remarketing với từng nhóm khách hàng khác nhau là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, việc cá nhân hoá thông tin từng khách hàng càng giúp thương hiệu ghi điểm cộng trong lòng từng khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả khi sử dụng Chatbot.

Với 4 bước phân tích hiệu suất hoạt động của Chatbot đã được gợi ý ở trên, Smax mong rằng bạn có thể đánh giá hoạt động của Chatbot và đưa ra những chiến dịch phù hợp để tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận. Liên hệ ngay tới Smax để được tư vấn chi tiết về Chatbot và cách sử dụng tối ưu.

Contact Me on Zalo
Back To Top